°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸

o0o.::Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn A1 – Diễn đàn trao đổi học tập và giải trí – Lớp 12A1 trường THPT Thủ Thừa – Năm học: 2010-2011::.o0o
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Thời gian - GMT+7
Latest topics
» [ẢNH] Trai tài gái sắc OFFICIAL - 10.1.2011
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby thanhqui 28.05.12 18:56

» nguoi thua ke microsoft
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby thuongducphat 01.03.12 16:10

» [ẢNH] Cắm trại 2012
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 20.01.12 11:49

» [GUNNY] Clip vượt ải gà anh hùng ngày 4/1/2012
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 04.01.12 16:51

» [GUNNY] Clip vượt Bộ lạc khó Stage 4 - 3/1/2012
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 03.01.12 19:59

» [GUNNY] Vượt ải Pháo đài hắc ám khó - 2/1/2012
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 02.01.12 15:41

» [GUNNY] Vượt ải Bộ lạc tà thần khó - 2/1/2012
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 02.01.12 15:39

» Cách làm hợp đồng hoàn hảo
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 23.12.11 21:35

» dân tah1i bih giau nhat61t việt nam
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby thuongducphat 23.12.11 17:56

» [GUNNY] Vượt ải gà anh hùng - 18/12/2011
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 18.12.11 22:58

» PoKeMon: 1 tuyệt tác
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:07

» [ẢNH] Tri ân thầy cô OFFICIAL - 23.5.2011
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:05

» chuc a1 DK ntl
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:02

» 1 lời động viên
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 8:48

» [GUNNY] Một lời cảm ơn
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 8:46

» [ẢNH] Chia tay ngày 27.5.2011 - nhà K.Thanh
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 09.11.11 22:12

» [ẢNH] 30.4.2011 - nhà Hiếu
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 03.11.11 22:35

» ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby arielnguyen 15.10.11 9:11

» Chào tất cả thành viên a1
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby kngan119411 09.10.11 11:21

» HTC chính thức giới thiệu Raider 4G
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitimeby thuongducphat 22.09.11 14:20

Liên kết

Xem thống kê diễn đàn

Webgame Nông trại vui vẻ

Webgame Gunny Online

Trang blog 12A1

Trang blog 12A2

Forum 12A2

Forum 12A3

Forum 12D1

Forum 10A1

Forum 10A5 - 10A8

Forum 10A6 TKT

Forum THPT Thủ Thừa

Forum THPT Tân Trụ

Forum THPT Rạch Kiến

Forum Cần Giuộc

Forum THPT Nguyễn Hữu Thọ

Forum THPT Môc Hoá

Website THPT Thủ Thừa

Danh sách thành viên

Tìm kiếm

Top posters
Nguyễn Nhân (379)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
thuongducphat (177)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
pesock2405 (66)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
ღKFCღ (51)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
arielnguyen (47)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
thanhqui (44)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
™»•SW•«™ (33)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
ngocbeonhuheo (31)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
tjna_teeny (31)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
hieu_kiddy (27)
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_voting_barBài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty 
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Poll
Bạn thấy diễn đàn này thế nào?
Rất tốt
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _60%Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty
 60% [ 35 ]
Tốt, tương đối
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _10%Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty
 10% [ 6 ]
Trung bình
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _7%Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty
 7% [ 4 ]
Chưa tốt, cần cải thiện thêm
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." _22%Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty
 22% [ 13 ]
Tổng số bầu chọn : 58
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 19 người, vào ngày 03.06.11 16:04
Statistics
Diễn Đàn hiện có 956 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: vipvip1511

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1086 in 834 subjects
Tra từ trực tuyến
Từ điển:

Từ cần tra:

Hỗ trợ trưc tuyến
Thống kê truy cập

free web page counters

Chi tiết truy cập
Đếm Web

 

 Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..."

Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Nhân
Tổng biên tập
Tổng biên tập
Nguyễn Nhân


Tổng số bài gửi : 379
Công trạng : 1101
Sinh nhật : 11/07/1993
Ngày tham gia : 24/10/2009
Tuổi : 30
Đến từ : HAPPY A1
Hiện đang là : Học sinh
Giới tính : Nam

Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..."   Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..." I_icon_minitime06.09.10 21:34

"Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học!

Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!...

Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi!
ậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây?



Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây?



Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp!



Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"!



Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước!



Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch ... đang bận họp"!



Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!..
Theo dantri.vn
Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược.

Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại học trên tổng số dân. Theo thống kê đối chiếu do ông Hồ Anh Tuấn cung cấp (bàn tròn do TBKTSG tổ chức vào ngày 14-5-1999) thì ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đó là 32 sinh viên trên 10.000 dân. Trong khi đó con số tương đương ở Thái Lan và Hàn Quốc đông hơn ở Việt Nam từ 8 đến 12 lần. Xem thế ta cần phải phát triển mạng lưới các trường đại học, công lập cũng như dân lập, mới mong theo kịp các nước chung quanh về mặt giáo dục đại học.

Chỉ mới đối chiếu con số sinh viên theo học đại học ở Việt Nam và ở hai nước châu Á ta thấy thua họ quá xa. Tại sao lại có tình trạng như vậy?

Khó khăn cho việc xã hội hoá giáo dục đại học ở nước ta nằm ở khâu tuyển sinh đại học, không phải đậu xong tú tài học sinh nào cũng đều được đi học đại học. Nếu đậu tú ở các tỉnh thì các em phải tập trung về các thành phố để thi tuyển vào đại học. Sĩ số dự thi để được tuyển vào một trường đại học nào đó, công lập hay dân lập, thường phải chọi từ năm đến 12 sinh viên để chọn một. Rõ ràng đây là một rào cản rất khốc liệt cho các cô chiêu cậu tú của ngày hôm nay, khác với những năm 1950, cứ ai đậu được tú tài thì con đường học lên đại học, đỗ cử nhân, bác sĩ, kỹ sư được rộng mở.

Với một rào cản rất gay gắt như thế mà đầu tư cho giáo dục đại học công lập và dẫn lập cũng đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Chính vì vậy Nhà nước không nên và không thể ôm cả trách nhiệm đầu tư này cho riêng mình vì ngân sách còn phải chi cho nhiều chuyện khác. Nhà nước nên để cho người Việt ở trong nước và nước ngoài, thậm chí cả cộng đồng người nước ngoài cùng chia sẻ trách nhiệm đầu tư này miễn là không đi ngược lại với mục tiêu Nhà nước đề ra.

Lại xin nói về đầu ra. Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo. Ở các nước chung quanh ta, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn như hội ngành xây dựng, quản trị, kế toán... đều có góp ý với các trường đại học về chương trình giảng dạy các bộ môn này ở đại học sao cho phù hợp với tình hình thực tế ngoài xã hội. Chương trình giảng dạy được thay đổi như thế nào để cho sinh viên khi ra trường không thấy ngỡ ngành về ngành mà mình định xin vào. Ngành giáo dục không còn ở trong tháp ngà xa rời với thực tế.

Chúng ta cũng có tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo ở đại học, nhưng đánh giá nó từ góc độ của người làm giáo dục, người dạy ở đại học chứ chưa làm như các nước khác. Ngay như ở Nhật, người ta đòi hỏi một sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài phải theo học một khoá học của ngành nào đó tại một trường đại học Nhật trong một thời gian từ sau tháng đến một năm trước khi đi làm ở một hãng Nhật trong nước. Rõ ràng nền giáo dục đại học ở Nhật là một mắt xích trong quá trình nhất thể hoá từ giáo dục đào tạo đến sản xuất kinh doanh. Tôi đồng ý chất lượng đào tạo là quan trọng nhưng tôi cho rằng không phải chỉ có ngành giáo dục đánh giá chất lượng đó mà phải có sự đồng đánh giá của các ngành nghề chuyên môn khác trong xã hội vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Nhận xét của tôi ở đây có liên quan đến mục tiêu giáo dục đại học. Cách giảng dạy tại địa học của chúng ta hiện nay là dạy cho sinh viên học để biết. Có nghĩa là dạy chuyên về lý thuyết mà ít có thực hành, ít có đi thực tế để tìm hiểu cách mà khu vực sản xuất và kinh doanh đang làm hiện nay. Còn cách dạy ở các nước khác là dạy sinh viên học để biết làm, có nghĩa là chương trình giảng dạy phải kết hợp lý thuyết và thực tế sản xuất kinh doanh hiện có trong xã hội, xuất phát từ việc ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế. Từ biết đến làm còn một khoảng cách rất xa.

Nhưng có phải là ngành giáo dục của ta không biết được điều đó ? Thưa có biết. Biết tại sao không làm? Có nhiều vấn đề ở đây.

Theo chúng tôi, để có được một chương trình đào tạo thích hợp cho từng ngành nghề chuyên môn thì phải có sự phối hợp chặt chẽ và đầy hiểu biết giữa ngành giáo dục và ngành chuyên môn nào đó. Muốn có được sự hiểu biết đó thì 2 ngành phải có những chuyên gia hiểu biết rõ chuyên môn, hiểu biết rõ những nguyên tắc sư phạm, hiểu rõ những điều cần biết về ngành đó và nhu cầu về nhân sự của ngành đó. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thể có sự phối hợp như vừa nói. Bước kế tiếp sau khi lên được chương trình giảng dạy này lại còn đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay chưa có được sự phối hợp như vậy vì hai bên chưa hiểu nhau.
Nhưng theo thiển ý, thì việc chuyển đổi mục tiêu của giáo dục đại học từ học để biết sang học để biết làm là một điều cần thực hiện ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn các sinh viên của chúng ta trong thời gian tới có thể sánh vai với sinh viên của các nước khác.

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá
trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc
sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng. Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!
Về Đầu Trang Go down
http://www.happya1.co.cc
 
Bài tham khảo: Bình luận về câu: "Học để biết, học để làm..."
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chuyên đề: Loạt bài về Nguỵ Vũ Đế Tào Tháo
» [Phim]Tân anh hùng xạ điêu 2008.(binh luan)
» Đề thi Vật lý Học kì II (tham khảo)
» Đề kiểm tra 45 phút sinh học (HK2) (Tham khảo)
» Tài liệu tham khảo phần Listening trong Tiếng Anh 11

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸ :: Các chuyên mục chính :: —¤÷(`[¤* HỌC TẬP - TRAO ĐỔI *¤]´)÷¤— :: CÙNG HỌC NHÓM-
Chuyển đến 
Free forum | Kinh tế, Luật, Tài chính | Company | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất