°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸

o0o.::Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn A1 – Diễn đàn trao đổi học tập và giải trí – Lớp 12A1 trường THPT Thủ Thừa – Năm học: 2010-2011::.o0o
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Thời gian - GMT+7
Latest topics
» [ẢNH] Trai tài gái sắc OFFICIAL - 10.1.2011
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby thanhqui 28.05.12 18:56

» nguoi thua ke microsoft
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby thuongducphat 01.03.12 16:10

» [ẢNH] Cắm trại 2012
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 20.01.12 11:49

» [GUNNY] Clip vượt ải gà anh hùng ngày 4/1/2012
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 04.01.12 16:51

» [GUNNY] Clip vượt Bộ lạc khó Stage 4 - 3/1/2012
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 03.01.12 19:59

» [GUNNY] Vượt ải Pháo đài hắc ám khó - 2/1/2012
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 02.01.12 15:41

» [GUNNY] Vượt ải Bộ lạc tà thần khó - 2/1/2012
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 02.01.12 15:39

» Cách làm hợp đồng hoàn hảo
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 23.12.11 21:35

» dân tah1i bih giau nhat61t việt nam
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby thuongducphat 23.12.11 17:56

» [GUNNY] Vượt ải gà anh hùng - 18/12/2011
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 18.12.11 22:58

» PoKeMon: 1 tuyệt tác
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:07

» [ẢNH] Tri ân thầy cô OFFICIAL - 23.5.2011
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:05

» chuc a1 DK ntl
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 9:02

» 1 lời động viên
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 8:48

» [GUNNY] Một lời cảm ơn
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby hieu_kiddy 15.11.11 8:46

» [ẢNH] Chia tay ngày 27.5.2011 - nhà K.Thanh
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 09.11.11 22:12

» [ẢNH] 30.4.2011 - nhà Hiếu
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby Nguyễn Nhân 03.11.11 22:35

» ĐỂ HỌC TỐT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby arielnguyen 15.10.11 9:11

» Chào tất cả thành viên a1
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby kngan119411 09.10.11 11:21

» HTC chính thức giới thiệu Raider 4G
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitimeby thuongducphat 22.09.11 14:20

Liên kết

Xem thống kê diễn đàn

Webgame Nông trại vui vẻ

Webgame Gunny Online

Trang blog 12A1

Trang blog 12A2

Forum 12A2

Forum 12A3

Forum 12D1

Forum 10A1

Forum 10A5 - 10A8

Forum 10A6 TKT

Forum THPT Thủ Thừa

Forum THPT Tân Trụ

Forum THPT Rạch Kiến

Forum Cần Giuộc

Forum THPT Nguyễn Hữu Thọ

Forum THPT Môc Hoá

Website THPT Thủ Thừa

Danh sách thành viên

Tìm kiếm

Top posters
Nguyễn Nhân (379)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
thuongducphat (177)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
pesock2405 (66)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
ღKFCღ (51)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
arielnguyen (47)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
thanhqui (44)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
™»•SW•«™ (33)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
ngocbeonhuheo (31)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
tjna_teeny (31)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
hieu_kiddy (27)
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_voting_barVÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty 
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Poll
Bạn thấy diễn đàn này thế nào?
Rất tốt
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _60%VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty
 60% [ 35 ]
Tốt, tương đối
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _10%VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty
 10% [ 6 ]
Trung bình
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _7%VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty
 7% [ 4 ]
Chưa tốt, cần cải thiện thêm
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC _22%VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty
 22% [ 13 ]
Tổng số bầu chọn : 58
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 19 người, vào ngày 03.06.11 16:04
Statistics
Diễn Đàn hiện có 956 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: vipvip1511

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1086 in 834 subjects
Tra từ trực tuyến
Từ điển:

Từ cần tra:

Hỗ trợ trưc tuyến
Thống kê truy cập

free web page counters

Chi tiết truy cập
Đếm Web

 

 VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC

Go down 
Tác giảThông điệp
thuongducphat
Biên tập viên film
Biên tập viên film
thuongducphat


Tổng số bài gửi : 177
Công trạng : 1029
Sinh nhật : 19/10/1993
Ngày tham gia : 06/03/2010
Tuổi : 30
Đến từ : long an
Hiện đang là : hoc sinh
Giới tính : Nam

VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC Empty
Bài gửiTiêu đề: VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC   VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC I_icon_minitime13.10.10 19:25

VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC


Nguyễn Vy-Khanh

Đây là bài viết cuối trong loạt bài nhìn lại một vài nếp văn-hóa và văn-học miền Nam lục-tỉnh khởi từ cái mốc miền lục-tỉnh mất vào tay người Pháp và trở thành thuộc địa Cochinchine (1867). Suốt hơn 90 năm Indochine bị trị đó, dân-tộc ta đã nhiều lần khởi nghĩa, chống ngoại bang, dưới nhiều hình-thức, đến năm 1945 rồi 1954, Việt Nam mới tìm lại được độc lập quốc-gia tương đối, thì lại xảy ra cuộc chiến mới, một cuộc nội chiến vì ý thức hệ ngoại lai. Sau 30-4-1975, ngày chiến-tranh Việt Nam ngưng tiếng đạn, miền Nam vì hoàn cảnh phải buông súng và miền Bắc làm chủ cả nước nhờ thiên thời và địa lợi nhưng không nhân hòa. Độc lập đất nước và tinh thần ái quốc chưa ngừng ở đó; cuộc chiến thay đổi tần số, nồng độ và nhân sự. Tinh thần ái-quốc vẫn tiếp tục được dương cao, cổ võ, ở đầu thế-kỷ XXI! Do đó, bàn đến hai chữ "ái-quốc" dù của thời quá-khứ vẫn bị ảnh-hưởng bởi những chuyện đang diễn ra. Nhu cầu nghiên cứu buộc chúng tôi giới hạn định nghĩa hai chữ "ái-quốc" vào những thời điểm, biến cố và quan điểm có tính phổ quát, tránh không để thời-đại tính và phe-đảng tính chi phối. Bài khởi từ miền Nam lục-tỉnh nhưng không thể không mở rộng ra miền Nam tự do và Việt Nam thống nhất sau đó. Một đề tài khúc mắc, tế nhị và hãy còn nóng đối với người cùng thời hôm nay, tuy nhiên chúng tôi với mục-đích nhìn lại, tìm hiểu, với tâm trạng hậu sinh, thiển nghĩ có thể ghi lại được vài ý tưởng về chủ-đề này. Những từ "Nam Bắc, Nam-bộ, lục-tỉnh, miền Nam, v.v." trong loạt bài được dùng như lịch-sử đã xảy ra, ngoài ra chúng tôi không có ý phân biệt, chia rẽ, vì dân-tộc và văn-học Việt Nam trong-ngoài trước-sau chỉ là Một!



Thơ văn ái-quốc thường bùng phát khi nước nhà nguy biến và tình trạng bi đát đó càng kéo dài thì vô tình càng phong phú về lượng cũng như giá-trị. Lịch-sử nước Việt Nam ta là lịch-sử của một dân-tộc luôn phải trả giá đắt bằng sinh mạng, tài nguyên, để được tự chủ, độc lập và phải thường trực cảnh giác vì kẻ thù luôn có mặt. Nhưng kẻ thù ta qua lịch-sử là ai? Là những kẻ đồng màu da nhưng khác chủng tộc, là những kẻ khác màu da khác chủng tộc và cuối cùng là những kẻ cùng màu da nhưng khác lý tưởng. Kẻ thù còn là chính con dân, là đồng loại nhưng rước voi về dày mả tổ, rước con người và lý thuyết ngoài về dày xéo con người và đất nước. Lịch-sử đã và sẽ đánh giá những con người và tập thể tự biện minh và đánh bóng "sứ-mạng lịch-sử" của mình cũng như sẽ thẩm định công tội ái-quốc của các triều đại, chế độ và lãnh tụ! Con người và triều đại, chế độ sẽ qua đi nhưng thơ văn yêu nước luôn được trân trọng vì văn-học nghệ thuật là phương tiện và là hình thức hữu hiệu nhất cho mục-đích chính-trị yêu nước và vận động dân và nhân quyền!

Tinh thần yêu nước ở bất cứ miền nào đã được thể hiện dưới nhiều hình thức qua nhiều giai-đoạn khác nhau, lúc âm ĩ, lúc náo động. Các nhà trí thức và văn-nghệ sĩ đã sử-dụng đủ các hình thức và thể loại, để ghi nhận, nói lên, kêu gọi tinh thần ái-quốc đồng thời vạch mặt, chỉ tên, tố cáo những âm mưu và thủ đoạn "bán nước". Thời Pháp thuộc, nhiều văn phẩm bị kiểm-duyệt, cấm đoán, mà đến thời gọi là độc lập sau 1954 ở miền Bắc cộng-sản, các tác-phẩm nói lên long yêu nước cũng bị kiểm cấm và tác-giả của chúng bị án tù đày hoặc xử lý nặng nề. Ngay cả hiện nay, khi hai miền đã thống nhất và đất nước lớn mạnh về vật chất, lòng yêu nước vốn là thứ bộc phát tự nhiên và tưởng là tự do thể hiện, nhưng không ngờ hai chữ ái-quốc vẫn còn là cấm kỵ, trở nên hiểm nguy cho nhiều công dân; vì đối với nhiều tập đoàn bên này hay bên kia lằn ranh, yêu nước phải theo đúng quan điểm chỉ đạo hoặc ý đồ độc đoán!



1. Thơ văn ái-quốc hồi đầu thế-kỷ XX :

Từ khi miền Nam lục tỉnh trở thành thuộc địa Pháp, lòng trung quân ái quốc và tinh thần quốc gia của con người miền Nam được biểu lộ, lưu truyền qua các phương-tiện thông tin đại chúng như hò, thơ, ca dao, vè, v.v., những hình-thức văn-hóa qua đó đã nung đúc tư tưởng chiến đấu của người dân:

"Chim bay trong núi / Nước đổ trên nguồn

Mồ cha cái lũ Tây Dương / Mắc mớ chi nó tầm đường qua đây! "

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chống ngoại xâm đã phải trở nên thường trực, liên tục, nhất là khi phải đứng lên để giải phóng đất nước:

"Nước rông, nước kém / Một tháng hai kỳ

đuổi loài bạch quỉ / đâu sá gì ngày đêm. .. "

Rồi những truyện thơ như Sáu Trọng, thơ Thầy Thông Chánh, v.v. được dùng để chuyên chở ý tình đối với đất nước. Thơ Sáu Trọng là truyện thơ dân gian được lưu truyền rộng rãi ở Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và được in thành sách lần đầu tiên khoảng năm 1905, là một tác phẩm văn học dân gian khá đặc sắc, câu đầu tiên "Kỷ vì thọ Pháp tân trào". Cùng với truyện thơ Thầy Thông Chánh, truyện thơ Sáu Trọng thuộc dòng văn học dân gian phản ánh khá chân thật diện mạo xã hội và tâm lý chống đối của giới bình dân lục-tỉnh thời ấy. Ở tác phẩm này, người đọc dễ dàng nhận ra giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp cướp nước, tố cáo hệ thống cai trị của Pháp nhằm đàn áp bóc lột dân ta cũng như chà đạp lên các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của người Việt.

Báo chí và văn-học chữ quốc-ngữ khởi hình từ thời Trương Vĩnh-Ký, Huình Tịnh Paulus Của, ... thời yêu nước kín đáo, ẩn mình của người dân bị trị, qua văn hóa, đạo lý dân tộc; đến đầu thế kỷ XX, những Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, v.v. tiếp nối, đông đảo hơn và công khai đối đầu với thế lực thực dân. Ngay từ đầu thế kỷ XX, thời Minh Tân ảnh hưởng trào lưu Tân thư từ Trung Hoa, Nhật Bản, năm 1903, Phan Bội Châu vận động ở miền Nam, đã viết Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư rồi sau đó, những Ái Chủng Ca, Ái Quốc Ca khoảng 1911; Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập năm 1907, ... tiếp nối nỗ lực canh tân đất nước của những Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, v.v. Từ trời Âu, Phan Châu Trinh rồi Nguyễn An Ninh truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng và nhân bản, bác ái, v.v. nhắm khai mở trí tuệ dân-tộc để yêu nước hơn. Mở đầu cho một ý thức hệ dân quyền! Nhóm Nguyễn An Ninh ra tờ La Cloche fêlée/Tiếng Chuông Rè rồi La Lutte/Tranh Đấu 1933 công khai đấu tranh chính-trị với người Pháp, kể cả ra tranh cử Hội đồng Thành phố Sài-Gòn!



Các thập niên 1920, 1930, báo chí và văn học miền Nam vào giai đoạn khai phá này còn chứng tỏ tinh thần dân tộc cao độ. Nhiều nhà báo và chủ báo đã bị nhà cầm quyền thuộc địa bắt bớ, báo chí bị đóng cửa hoặc cấm lưu hành ở Trung và Bắc kỳ như tờ Phụ Nữ Tân Văn (bị cấm lưu hành từ 1931 đến 1933 vì phổ biến tin về vụ khởi nghĩa Yên Bái). Tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên được viết với một tinh thần dân tộc lộ liễu. Trong khi ở miền Bắc, Nguyễn Tử Siêu và Đinh Gia Thuyết viết tiểu thuyết lịch sử chương hồi nhằm gửi gắm tâm tình yêu nước, thì cùng lúc đó một số nhà văn miền Nam như Trương Duy Toản đã xuất bản những tiểu thuyết lịch sử như Phan Yên Ngoại Sử Tiết Phụ Gian Truân (1910), Mộng Huê Lầu (tức Lê Hoằng Mưu) in Oán Hồng Quần Phùng Kim Huê (1920), Tân Dân Tử có Giọt Máu Chung Tình Tòng Đình Thảm Kịch, và Phạm Minh Kiên với Lê Triều Lý Thị, Tiền Lê Vận Mạt, v.v. - những truyện với đề tài lịch sử này gây tinh thần tích cực và yêu nước. Trần Chánh Chiếu viết Minh Tân Tiểu Thuyết (1907) và Hương Cảng Nhân Vật, Quảng Đông Tỉnh Thành Phong Cảnh cổ động Minh Tân. Trần Hữu Độ viết Hồi Trống Tự Do, Tờ Cớ Mất Quyền Tự Do, Nguyễn An Ninh viết Hai Bà Trưng, vv đều nhắm cổ động lòng yêu nước và chống thực dân. Ngay cả công chức làm việc với người Pháp như Hồ Biểu Chánh cũng không quên tình nước, đã soạn chung với Lê Quang Liêm vở tuồng hát Vì Nghĩa Quên Nhà (1917), v.v.

Giai đoạn văn học phôi thai này cũng đã có những tác phẩm nghị luận thời sự hoặc lý luận, lời sắc bén mà nội dung yêu nước cũng quyến rủ không kém. Đất thuộc địa do đó được quyền ăn nói và tự do báo chí hơn nhưng rồi một phần các tác phẩm đó cũng bị cấm hoặc tịch thu, như từ 1927 đến 1931 có cả trăm cuốn bị cấm như Hai Bà Trưng của Nguyễn An Ninh, Ngồi Tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm, Tiểu Anh Hùng Võ Kiết của Phú Đức, cũng như một số truyện và tiểu thuyết phổ biến tình tự dân tộc, v.v. Các thư xã được thành lập ở nhiều tỉnh: Bảo tồn thư xã, Cường học thư xã, Nữ lưu thư quán, Tân dân học xã, Chiêu Anh thư quán, vv. Các hội kín được thành lập, nổi lên thành phong trào, như Hội kín Nguyễn An Ninh, ...

Như vậy, các Tân thư hồi đầu thế kỷ XX và các luồng tư tưởng dân chủ Tây phương, đã giúp đưa đến những tư tưởng mới về yêu nước, như tư tưởng dân chủ, nhân quyền, khác với yêu nước thời quân chủ cho đến đó chỉ là "trung quân ái quốc", yêu nước một chiều, lại như các chế độ sau 1945, 1954, 1975, v.v.



2. Thời kháng-chiến chống Pháp 1945-1954:

Năm 1944, Kỳ ngoại hầu Cường Để đã viết Khuyến Cáo Quốc Dân Ca như một tâm thư cuối cùng của đời ngài:

"Nước mất 80 năm rồi đó/ Quốc dân ta có nhớ hay không?

Kìa xem các nước Á-đông, / Diến, Phi đều đã thoát vòng Mỹ Anh!

Chỉ còn một mình ta đó / Vẫn để cho Pháp nó đè đầu.

Pháp kia còn có chi đâu, / Từ ngày thua Đức đã hầu diệt vong (...)"[1]

Đến thời điểm đó, thời điểm Kỳ ngoại hầu gửi đồng bào trong nước những lời trên, là thời chế độ thực dân tưởng đã vững mạnh ở Đông Dương, trong thực tế bắt đầu lung lay và phải chấm dứt sau đó, sau một cuộc kháng chiến kéo dài cả gần chục năm. Thật vậy, các vận động chính-trị của nhiều từng lớp và thành phần trí thức và cách-mạng từ khi chiến thuyền Pháp bắn vào Đà Nẳng rồi chiếm đoạt miền Nam lục-tỉnh đã hun đúc lòng yêu nước nơi người Việt khắp ba kỳ và đã đưa đến kháng chiến khởi động đúng lúc ở trong Nam. Cuộc chiến Đông Dương thứ nhất có thể xem như khởi đầu đêm 22 rạng 23 tháng 9 năm 1945 (trước đó gần năm năm, ngày 23-11-1940, đã có những nổi dậy chống Pháp ở Sài-Gòn và Mỹ Tho, Vĩnh Long, nhưng bị Pháp chận đứng). Đêm 22-9-1945, do liên quân Anh-Pháp bất ngờ đánh chiếm trụ sở Ủy-ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ là cơ-cấu xuất hiện từ 25-8-1945 khi Trần Văn Giàu tuyên bố Nam bộ độc lập và chế độ Cộng-hòa dân chủ thành lập tại đây - xem như một tiếp nối của phong-trào Thanh Niên Tiền-phong của BS Phạm Ngọc Thạch. Ngày 23-9-1945 Nam-Kỳ kháng-chiến [2], khởi đầu cho một cuộc chiến tranh nhiều mặt trận, bắt đầu mở ra với du kích, thanh niên vô bưng - rừng U-Minh, Đồng Tháp Mười, v.v., theo những đoàn Giải Phóng Quân, Vệ Quốc Đoàn. Sẽ bị cưỡng bức hoặc tinh tế lợi dụng, nhưng kháng-chiến chống Pháp đã là một phong trào đấu tranh bộc-phát của thanh niên, sinh viên học sinh yêu nước ngay trong vòng vây của thực dân. Kế thừa truyền thống cha ông, mang trong mình hào khí Hoa Lư, Lam Sơn và Đông A, tuổi trẻ thời nào cũng nhanh chóng tìm được tiếng nói chung trước cảnh sơn hà nguy biến. Ngoài Bắc từ khi Chính phủ lâm thời ra mắt ngày 2-9-1945, các nhóm chính trị đấu tranh (Việt quốc, Vìệt cách, đệ tứ và đảng cộng-sản Việt Nam) tranh giành thế chủ động, thì trong Nam, tình hình khác hẳn. Phải chăng miền Nam bị Pháp chiếm trước, tinh thần yêu nước đã bùng lên sớm và mạnh hơn, vì đã từng bàng bạc qua đạo lý, tinh thần hảo hán, Lục Vân Tiên, rồi các phong trào vận động Minh Tân, Đông Du, đám tang Trần Văn Ơn ngày 9-1-1950, v.v. Tiếng súng kháng chiến chống Pháp chỉ nổi lên ngày 19-12-1946 ở Hà Nội và vùng phụ cận, khá lâu sau Tạm ước ngày 14-9-1945 và Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946! Như vậy, miền Nam kháng chiến trước miền Bắc gần hai năm!

Sau ngày 1-7-1949, khi cựu hoàng Bảo Đại về nước trở thành quốc trưởng chính phủ "quốc-gia Việt-Nam" (thay cho Nam kỳ tự trị), nước Việt-Nam 'tự-do' trong Liên-hiệp Pháp, mặt khác, phía chính quyền kháng chiến Việt-Nam đã dần để lộ rõ chân tường cộng-sản, lúc bấy giờ ý nghĩa của "kháng-chiến" đã thay đổi và đến khi hiệp định đình chiến Genève ký ngày 20-7-1954 thì không ai còn nói đến "kháng-chiến" nữa, lúc đó quốc-cộng rạch ròi phân đôi đất nước cũng như trong lòng người dân Việt-Nam; vĩ tuyến 17 qua-phân lãnh thổ và người dân tập trung, tập kết chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới, sẽ được gọi là "chiến-tranh lạnh" (ngôn-ngữ đối ngoại) và "nội chiến" hoặc "chiến-tranh huynh đệ" (ngôn-ngữ đối nội), kéo dài gần 21 năm và hậu quả đến nay, hơn 31 năm sau, vẫn chưa chấm dứt! Văn-nghệ đã và cũng sẽ bắt đầu một cuộc qua phân thường trực, thành hai chiến tuyến; nền và mảng văn-nghệ "kháng-chiến cộng-sản" không có mặt người làm văn-nghệ ở "thành"(vùng tề), mà những người làm văn-nghệ "tự do, quốc-gia" sẽ không đứng bên những nghệ sĩ gọi là "chống Mỹ, chống ngụy"!

Thời điểm 1945-1950 đã là thời đặc biệt của văn học kháng chiến và yêu nước ở trong Nam. Nguyễn Văn Sâm nhận xét xác đáng về "nền" văn-chương tranh đấu : " ... Trước giai đoạn 1945, chúng ta chỉ có những tác phẩm tranh đấu nhưng chưa có một nền văn-chương tranh đấu vi thời đó chỉ có một vài nhà văn sáng tác lẻ tẻ khi lòng mình rung động về vấn đề quốc-gia, dân-tộc; nhà văn chưa đặt vấn đề đường hướng sáng tác để những cây bút đồng thời cùng đánh vào một mục tiêu. Ngày xưa, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt ... lạc loài trước bao nhà văn cùng thời đại. Năm 1945, gần như tất cả văn gia đều hướng về việc tranh đấu, giải thực (...) Hi vọng vừa bừng nở đã chợt tắt vì ý đồ thực dân của người Pháp trong việc muốn tái lập chế độ đô hộ xưa, dân chúng vì vậy oán hận, căm thù. Thêm vào đó cảnh máu lửa khắp nơi, người chết, nhà cháy, lòng người như một cảm thấy yêu mến quê hương, dân-tộc hơn. Họ làm mọi điều hữu ích cho quốc-gia không để ý gì đến những hậu quả tai hại cho chính bản thân và gia đình họ: gia nhập bộ đội, xung vào ban cứu thương, sáng tác tuyên truyền lòng ái quốc hay phổ biến những sáng tác đó, muôn người như một (...) văn-chương Nam-Bộ vì vậy được những người cầm bút lúc đó coi như thể hiện sự đóng góp phần mình vào công cuộc chung của quốc-gia " [3].

Như đã phân tích ở trên, chính tinh thần đạo lý bình dân cộng với lòng trung quân và yêu nước của con người ở vùng đất bị thực dân xâm chiếm đã gây nên phong trào kháng chiến rất đặc biệt ở trong Nam. Tâm lý thực tế, ngôn ngữ dân gian càng khiến lòng ái quốc dễ đi vào lòng người hơn. Đó là lý do khiến trường ca Chiến Sĩ Hành (1949) và tiểu-thuyết Cây Ná Trắc của Vũ Anh Khanh, truyện Sương Gió Biên Thùy, Nắng Bên Kia Làng của Lý Văn Sâm, Vó Ngựa Cầu Thu (1945), Người Yêu Nước của Thẩm Thệ Hà, Tôi Bị Đày Đi Bà Rá của Việt Tha, Tàn Binh của Sơn Khanh (Nguyễn Văn Lộc), Cứu Lấy Quê Hương của Hoàng Tấn, ... và thơ văn ở Sài-gòn và trong Nam đã thành công khơi dậy tinh thần yêu nước và kháng chiến chống Pháp. Thơ văn này có khác biệt tinh tế nếu so sánh với thơ văn chống Pháp từ các liên-khu ở Bắc và Trung bộ sau đó. Cũng kêu gọi lên đường, cầm giáo mác khí giới, nhưng lòng ái-quốc trong thơ văn Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Sơn Khanh, ... vừa có nét tình lý ... gần gũi và dễ cảm hóa người đọc - cũng như những Cha Tôi của Lê Đạt, Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm, Chiều Mưa Đường Số 5 của Thâm Tâm, nhiều bài của Quang Dũng, ... hơn là những Ta Đi Tới của Tố Hữu, Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, Nhớ Máu của Trần Mai Ninh, v.v.

Văn học kháng chiến và yêu nước khởi dậy từ Sài Gòn với các nhóm văn-học yêu nước như nhóm gồm Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh, Quốc Ấn, Lý Văn Sâm, như Ngao Châu (Bùi Đức Tịnh), Phi Vân, Dương Tử Giang, Hoàng Tố Nguyên, Thiên Giang, Khổng Dương, Bách Việt (Mai Văn Bộ), ... Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh lập nhà xuất-bản Tân Nam Việt. Lý Văn Sâm chủ trương tờ Việt Bút có sự cộng tác của các nhà thơ Hoàng Tấn, Hoàng Phố, ... tờ này về sau trực thuộc nhóm báo chí cũng như một số hiệp hội văn nghệ sĩ khác do Thành ủy Sài Gòn chi phối; họ tổ chức những cuộc bãi công vào tháng 3-1950, ký giả Nam Quốc Cang (người viết mục 'Sài-Gòn hoạt cảnh' và 'Trớ trêu' nhiều bài phúng thích các chính phủ Nam kỳ tự trị) bị ám sát (6-5-1950), Pháp bắt nhà báo Thành Nguyên của tờ Điện Báo ngay buổi họp ở rạp Nguyễn Văn Hảo, sau đó một số nhà văn nhà báo như Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn, v.v. phải rút vô khu kháng chiến. Đấu tranh công khai sau đó yếu dần, chuyển sang những cuộc chống những "sản phẩm khiêu dâm" (1952) và "đầu độc tinh thần dân-tộc" (1953) - trong thơ văn và cả kịch trường, ca nhạc, rồi quay ra làm báo giáo dục như tờ Việt-Nam Giáo Khoa của Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Bảo Hóa, Thuần Phong, v.v. Các báo đăng nhiều truyện thơ nói lên tình yêu nước và kêu gọi chống xâm lăng, ... Riêng tờ Nhân Loại dần dà trở thành cơ quan văn-nghệ qui tụ nhiều nhà văn thơ yêu nước theo cộâng hoặc độc lập, như sẽ trình bày ở một đoạn sau.

Thơ văn nói chung đề cao lòng yêu nước, tinh thần dân-tộc và kêu gọi đấu tranh giành độc lập. Về văn xuôi, Con Đường Cứu Nước của Thẩm Thệ Hà và Hường Hoa nói với người đọc muốn họ "nhận lấy cái ý niệm tranh đấu của một mùa Xuân tranh đấu" [4]. Trí thức và văn nghệ sĩ chính kiến và tư tưởng có thể khác nhau - như không khí trong Giai Cấp của Sơn Khanh nếu so với các tác phẩm khác, nhưng trước vận nước, tất cả chung vai đấu tranh! Người Yêu Nước 1950 của Thẩm Thệ Hà cũng như tác-phẩm của Vũ Anh Khanh đề cao, cổ võ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong hầu hết các tác-phẩm lớn nhỏ của ông, văn cũng như thơ: Cây Ná Trắc, Bạc Xìu Lìu, Nửa Bồ Xương Khô, Đầm Ô Rô, Sông Máu, Ngũ Tử Tư, v.v. Và nhiều nhà văn khác nữa!

Thơ là thể loại rất thịnh hành thời kháng-chiến. Đáng kể có Ái Lan với tập Trên Đường, Liên Chớp có Khói Sương, Ngao Châu Bùi Đức Tịnh tố cáo thực dân xâm lăng trong tập Chiêu Hồn trong đó có bài Hận Nam Kỳ, Xuân Miễn với Lửa Binh có bài An Phú Đông vẫn được chính thức đề cao "đã trở thành sử thi của cuộc kháng-chiến Nam Bộ" :

''Bạn đã từng nghe An Phú Đông,/ Một làng nho nhỏ ở ven sông.

Một năm chinh chiến! Ôi chinh chiến! / Sông nước Sài-Gòn nhuộm máu hồng,

(...) Nhưng chẳng nao gan người chiến sĩ, / Quân giặc vào đây chết ở đây.

Thân dẫu nát thành tro bụi nữa, / Cũng không rời khỏi Phú Đông này''

Tuyển tập Thơ Mùa Giải Phóng (1949) gồm 20 nhà thơ nói lên lòng yêu nước và cổ động tinh thần dân-tộc chống ngoại xâm: Chim Xanh, Bân Bân nữ sĩ (Mộng Tuyết), Ái Lan, Khổng Dương, Vũ Anh Khanh, Trúc Khanh, v.v

"Muôn lồng ngực hít khí trời cao rộng, / Muôn cánh tay chào đón phút tự do.

Ôi! Say sưa, cuồng nhiệt reo hò! / Thề lấy máu điểm tô trang lịch-sử "(Ái Lan, Thu Giải Phóng).

Nhà thơ Đằng Phương (Nguyễn Ngọc Huy) thì có cái nhìn khác, nhuốm âu lo hậu vận :

"... Trời mù mịt, giang-san tràn ngập máu, / Khúc lâm-hành đã trỗi thúc ba quân,

Cùng một lòng hăng hái, cả muôn dân / Đã tiến bước lên đường tìm ánh-sáng.

(...) Hồn dân-tộc bừng lên trong gió phất, / Tình quốc-gia bàng-bạc phủ sơn-xuyên,

Tim muôn dân chỉ nhịp một câu nguyền : / "Tranh quyền sống về dâng cho chủng-tộc"

Sao có kẻ nỡ manh-tâm lừa-lọc, / Hướng đấu-tranh theo một nẻo mơ-màng :

Mộng đại-đồng, hờ-hững với giang san / Lấy giai cấp để thay tình máu-mủ?

Cờ giải-phóng mầu trung ôi đã trở! / Và đồng-tâm đổ vở tự bao giờ.

Biết bao người đã lạc bước trơ-vơ / Trước thảm cảnh tương-tàn trong cốt-nhục!..." [5]

Bài thơ trường thiên Chiến Sĩ Hành của Vũ Anh Khanh, được viết cuối Thu năm 1947 nhưng chỉ được xuất-bản hai năm sau, vì kiểm duyệt và khó khăn thời đó cho thơ văn tranh đấu [6]. Hành là một thể-loại thơ cổ Trung-Hoa, được các nhà thơ Việt Nam sử-dụng cho các đề tài ái-quốc (kêu gọi, đề cao, ...) và tranh đấu, tương đương với Hịch bên văn xuôi. Hành là thể thơ cho phép vấn hỏi và than thở với vài dụng-ngữ như "hề!" và cấu trúc nghi-vấn. Vũ Anh Khanh đã tận dụng những phép đó. Ngoài ra, chữ dùng và khí thơ trong bài Chiến Sĩ Hành dựng lại hình ảnh quê-hương hào hùng cha ông đã hy-sinh để lại mà nay chính mảnh đất đó lại lâm vào loạn ly:

"Hai năm trước, cuối mùa thu xám / Lửa căm hờn cháy nám trời xanh

... Khói hờn loạn phủ ải xa / Lửa hờn dậy khắp sơn-hà Việt-nam"

cũng như nói lên chí khí thanh niên yêu nước. Tác-giả đã tả rõ nét hình ảnh người yêu nước: những người thanh niên ra đi vì đại-nghĩa, vì đất nước lâm nguy, những chiến sĩ chủ-trì hành-động nhiều hơn nói xuông! Lời thơ và hình ảnh hùng tráng (Vó ngựa gõ dịp cầu cao vọi / Gươm mình khua mắt dõi đêm dầy) nhưng sao nỗi ngậm ngùi, thương tiếc cứ vương vất (Chiến-sĩ đi buồn tênh tiếng dế!), tâm-trạng người đi vướng tâm-tình người ở lại, hành trình dài và đầy hy vọng nhưng viễn tượng sẽ ra sao, nào ai hay (Trời hộ người trai trẻ thành công)! Chiến Sĩ Hành thuộc về thi-ca tranh đấu, và thiển nghĩ, nhà thơ đã thành công làm sống lại thời hào-hùng đầy khí-thế và hoài bão của người trẻ những năm tháng đó, dù có dăm câu cho thấy ảnh-hưởng thi-ca lãng-mạn yêu nước như Chinh phụ ngâm. Vũ Anh Khanh còn là tác-giả Tha La Xóm Đạo, một bài thơ nổi tiếng khác từ cùng thời kháng-chiến, được sáng-tác khi nhà thơ trên đường kháng Pháp về ngang qua quê nhà, nhìn lại nơi xưa đầy dấu vết chiến-tranh tàn phá và ngậm ngùi sự trống vắng của người xưa yêu dấu! Bài này đã được nói đến rất nhiều, nhưng hễ nói đến thơ văn kháng-chiến trong Nam không ai có thể quên giá-trị văn-học cũng như lịch-sử của bài Tha La Xóm Đạo!

Thời văn-học kháng chiến có một đặc điểm nữa là việc dịch thuật các tác-phẩm rất được chú trọng. Các tác-phẩm nói lên lòng yêu nước của các tác-giả Âu châu được liên tục dịch đăng báo và xuất-bản : Con Đường Cứu Nước (của P.I. Stahl do Thẩm Thệ Hà dịch chung với Xuân Tước, 1947), Đường Lên Cõi Bắc (của R. Wright do Bùi Nam Tử dịch), v.v.

Về lý luận và lý thuyết văn-nghệ, nhiều nhà văn hóa thời kháng-chiến này viết báo và xuất bản những vận động cho một văn-hóa mới, nghệ-thuật mới: Văn Nghệ Và Phê Bình, Nghệ Thuật Và Nhân Sinh (1949) của nhóm Chân Trời Mới (Tam Ích, Thiên Giang và Thê Húc), Việt-Nam Trên đường Cách Mạng Tân Văn Hóa (1949) của Thẩm Thệ Hà, Con Đường Văn Nghệ Mới (951) của Triều Sơn. Thiên Giang viết Văn Chương và Xã Hội (1947), Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh (1949) dùng lý luận văn-nghệ cổ động đấu tranh văn-hóa, xã hội. Nhà thơ Ái Lan viết Sứ Mạng Thi Nhân (1948) cổ động thơ ca vị nhân sinh, thơ cứu nhân loại. Nguyễn Bảo Hóa xuất-bản Nam Bộ Chiến Sử (1949) với tự ngôn "Nghệ sĩ Việt-Nam lấy tư cách nghệ sĩ có nhiệm vụ phải làm trong cuộc giải phóng dân-tộc chống xâm lăng". Sách bị Pháp tịch thu!

Thời kỳ văn-học kháng chiến ở Nam bộ 1945-1950 có đặc điểm là thời này nhất là lúc khởi đầu, đảng cộng-sản Việt-Nam chưa can thiệp mạnh mẽ và chưa có nhân sự về văn-nghệ và các nhà văn vào các chiến khu 8,9 chưa nhiều. Chính người lãnh đạo kiêm lý thuyết văn-nghệ Lưu Quý Kỳ, phó ban tuyên huấn của Xứ ủy Nam bộ, chi hội trưởng Chi hội Văn Nghệ kháng-chiến Nam bộ, đã tường thuật trong Qua Thực Tiễn Văn Nghệ Kháng Chiến Nam Bộ xuất-bản ở Hà-nội năm 1958 rằng văn-nghệ sĩ kháng chiến Nam bộ cho đến năm 1949 hoạt động tự phát 'theo cảm tính' và 'bồng bột, sôi nổi', từ 7-1949 mới có cuộc nghiên cứu báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn-đề văn-hóa của Trường Chinh. Tháng 1 năm 1951 thêm cuộc họp lần thứ hai trong khu 9 đã nghiên cứu bản cương lĩnh của đảng, và đến đầu năm 1954 thêm cuộc họp để kiểm điểm sự thực hiện chủ trương 'khai thác và sử dụng vốn cổ văn-nghệ dân-tộc, phục vụ kháng chiến' [7]. Chi hội Văn-nghệ Nam bộ được hình thành ngày 3-1-1950 và từ đó miền Bắc thật sự chi phối mạnh kháng chiến miền Nam. Xứ ủy Đảng CS Đông dương ở Nam bộ cấm đoán ca vọng cổ, hát bộ, nói thơ kiểu Bạc-Liêu, đàn nguyệt, đàn cò, v.v. nhưng các vùng kháng chiến vẫn không tuân theo - đó cũng có thể là lý do đưa đến bế tắc vì truyền thống tín ngưỡng bình dân và hạ tầng nông dân không hưởng ứng văn-nghệ chỉ huy - chính xứ ủy Lê Duẫn cũng đã báo cáo như vậy. Từ 1950, lãnh đạo văn-nghệ trương phương châm 'dân-tộc, khoa học, đại chúng' nhập cảng từ các chiến khu Việt Bắc và chú ý đến 'tác phong của người văn-nghệ sĩ nhân dân, văn-nghệ sĩ cách mạng' cũng như lập trường giai cấp của văn-nghệ sĩ! Phải chăng đó là lý do văn-nghệ yêu nước và kháng chiến bộc phát ở Sài-Gòn đã yếu dần rồi vắng tiếng? Và cũng từ đó, văn-nghệ chỉ huy từ lập trường đến nhân sự dần dà độc tôn chiếm lĩnh! Sau cuộc hội tháng 1-1951, đảng đề ra thêm lập trường giai cấp trong văn-nghệ, đề cao thơ lục bát (vè) và những hình thức văn-nghệ đại chúng từng bị cấm đoán nhưng không thành công: các tuồng cải lương và hát bộ được ... nhuận sắc theo văn kiện 'khai thác vốn cổ dân-tộc' đem từ đại hội thành lập đảng cuối năm 1951 ở vùng Việt Bắc vào. Lưu Quý Kỳ cho biết chiến dịch bộ đội 'sáng tác' ca dao, trong một vài tiếng đồng hồ, một tiểu đoàn (400 bộ đội) có thể 'sáng tác' được 500 câu "ca dao". Bảo Định Giang, một nhà thơ kháng-chiến đã có kỷ lục sáng tác 'ca dao' in thành tập (Ca Dao Đồng Tháp, 1947 và Ca Dao Gọi Lính, 1948). Tuy vậy, đến cuộc họp cao cấp vào tháng 5-1954, đảng và chỉ đạo văn-nghệ Nam bộ vẫn kiểm thảo và phàn nàn về tính văn-nghệ hữu khuynh 'dám nghĩ dám làm' của cán bộ và quần chúng trong Nam vẫn chưa 'chữa' được [8]!

Văn-nghệ kháng-chiến trong các Khu đã được sách báo trong nước ghi thành tích và xuất bản nhiều biên tập, ở đây xin nhắc sơ qua. Khu 8 Đồng Tháp Mười là nơi sinh hoạt văn-nghệ của Bảo Định Giang, Nguyễn Bính ('chín năm đốt đuốc soi rừng' của ông đã để lại trường ca Những Thanh Gươm Bén, truyện thơ Hương và hai kịch thơ Ông Lão Mài Gươm 1947 và Chiếc Áo Đêm Trăng); Khu 9 có Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Kiên Giang Hà Huy Hà, ... Đặc Khu Sài-Gòn Chợ Lớn có sự góp mặt của Lý Văn Sâm, Lê Vĩnh Hòa, Dương Tử Giang, Nguyễn Bảo Hóa, v.v. Miền Tây địa phương văn-nghệ của Bảo Định Giang (lúc đầu), Viễn Phương, Xuân Miễn, ... Nguyễn Bính sau khi tập kết trở về Bắc đã xuất-bản Đồng Tháp Mười, Trả Ta Về, Gửi Người Vợ Miền Nam, v.v. Thơ rất bình dân, như lời hưá với người 'má' miền Nam trong bài Chung Một Lời Thề:

"(...) Mõấy doi, mấy vịnh, mấy vàm / Con nhìn theo má chèo ngang bong dừa

Gió lùa mái tóc bạc phơ / Mến thương tràn ngập mấy bờ sông sâu:

'- Má ơi, con dám quên đâu / Con xin thề đúng như câu má thề

Nghìn muôn gian khổ chẳng nề / Má chờ con nhé, con về, má ơi!"

(Tuyền Tập Nguyễn Bính, 1986, tr. 107).

Khi viết về văn-học kháng chiến giai đoạn này, các nhà phê bình và văn-học sử tùy vị trí người quốc-gia hay cộng-sản hoặc yêu nước độc lập, đến nay, 2006, dù đã có những thay đổi, 'cải thiện', 'cởi mở', nhưng vẫn có những quan điểm và lựa chọn không đồng nhất (sự thật chỉ có Một nhưng có nhiều cái nhìn và 'tiếp cận'!). Như với Vũ Anh Khanh, kháng chiến thành rồi theo kháng chiến khu và tập kết năm 1954 nhưng rồi không lâu sau vượt cầu Hiền Lương vô Nam đã bị bộ đội bắn chết. Như định nghĩa hay cách xếp các nhà văn nhà báo vào loại "yêu nước công khai" ở Sài-Gòn của các soạn-giả tập Địa Chí Văn Hóa Thành Phố HCM trong đó người kháng chiến nằm vùng và người kháng chiến thành hoặc độc lập được đặt cạnh nhau. Với cách nhìn của trong nước cho đến nay, các tác-giả kháng chiến như Sơn Khanh, ... ít được nhắc đến hoặc có nhắc nhưng nhắc cho có như Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc, ... hoặc nhắc để phê phán nặng nề như với Hồ Hữu Tường, ..! Về tiểu sử, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang hình như cũng có 'vấn đề' và Lê Vĩnh Hòa chẳng hạn từng xuất-bản Mái Nhà Thơ (1965) và Người Tị Nạn nhưng trong nước chỉ nhắc đến Chiếc Áo Thiên Thanh (1959) là một tuyển tập tuyện ngắn, còn Võ Phiến trong bộ Văn Học Miền Nam không ghi lại tiểu sử Lê Vĩnh Hòa - dù là em ruột, phải chăng vì anh chống Cộng?



Thơ văn kháng chiến ở Trung Bộ và Việt Bắc:

Khởi động từ Sài Gòn và lục-tỉnh Cochinchine, ngọn cờ Vệ quốc kháng chiến và thơ văn yêu nước sau đó đã chuyển lửa ra Trung Bắc và đồng thời một nền văn-học gọi là cách-mạng lớn mạnh trong các liên khu Việt Bắc và chuyển trở về các liên khu miền Nam, chỉ thị và đề cương theo nhân sự và tác phẩm vào Nam. Trần Mai Ninh với bài Nhớ Máu như tiếng kêu gọi lên đường từ miền Trung:

"Ta quyết thắng / Việt-Nam rồi đứng dậy

Sáng vô chừng / rất đẹp với Nha Trang và Nam Bộ

Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt / Máu chan hòa trên góc cạnh kim cương

Các anh hùng tay hạ súng trường / Rồi khẽ vuốt mồ hôi và máu

Họ cười vang rung lớp lớp tinh cầu..."

Với phương châm 'văn-nghệ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ', viết văn theo đường lối xã-hội chủ-nghĩa là sử dụng phương pháp hiện thực phê phán, phê phán là xấu tất cả những gì của các chế độ khác, thứ hai là sử dụng hiện thực xã-hội chủ-nghĩa, nghĩa là cái gì của thế giới cộng-sản đều tốt hết, đều không có khuyết điểm, nếu có thì chỉ là hiện tượng (chứ không là thực chất), là do kẻ thù gây ra. Chiến tranh khủng khiếp nhưng nhà văn cách-mạng không được nói đến cái chết, những mất mát và cảnh bi thương - vành khăn trắng của Phạm Tiến Duật là trật chỗ, là sai! Kẻ thù không bao giờ tốt, hoặc có thì cũng không được nói. Các nhân vật chính đều 'tốt', là những nhân vật chính diện! Hình ảnh anh bộ đội - "điển hình bộ đội", lúc nào cũng "đẹp", "khoẻ" về hình hài cũng như lý trí: trong thơ Chính Hữu (Đồng Chí, 1947), người bộ đội đối xử với nhau bằng tình cảm cao quí, người lính bộ đội trong Xung kích của Nguyễn Đình Thi thì trưỡng thành, xứng danh là chiến sĩ cách mạng; cũng như những phụ nữ kháng chiến vùng Huế trong Gặp Gỡ của Bùi Hiển! Người phụ nữ mẹ và vợ bộ đội đảm đang, vị tha vì chồng con yêu nước!

"Thằng Trâu con chó / Cặp đuôi chạy dài

Mã bố nhà nó / Nịnh Tây hết thời"

Là Bà Mẹ Việt Bắc bên cạnh những Bầm ơi, Bà bủ, Chị là người Mẹ của Tố Hữu, Bà mẹ canh biển của Tế Hanh, Mẹ của Nguyễn Bính, Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm của Chế Lan Viên, ... Người vợ trong Đợi chờ của Nam Cao đảm đang hết mọi việc nhà cho chồng đi công tác bộ đội xa. Quan hệ dân với bộ đội lúc nào cũng "chân thật, đẹp đẽ",... Huy Cận viết Gặt lúc đêm trăng tả cảnh bộ đội giúp dân gặt lúa, Hoàng Trung Thông viết Bao giờ trở lại tả lòng mong đợi anh bộ đội trở lại làm nhộn nhịp thôn quê:

"Anh đi chín đợi mười chờ

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"

Lưu Trọng Lư thì:

'Ngò cải đã ra hoa / Bí bầu đã trổ trái

Nỡ nào anh đi mãi / Bộ đội đã về làng

Súng đạn đã âm vang / Giặc tháo sau tháo trước

Tay cơi trầu, đọi nước / Miệng gọi mạ gọi thầy

Chớ chi anh về đây / Giữa đoàn quân chiến thắng!' (Ngò cải đơm hoa, 1949) [9]

Bài thơ từng bị chỉ trích có tư tưởng bi quan, vì câu áp chót.

Phần lớn thơ văn yêu nước và kháng chiến ở ba miền nói chung hãy còn lãng mạn, trữ trình. Thơ vẫn là thể-loại được sử-dụng nhiều nhất và được xem là "binh chủng mũi nhọn".

"Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi!

Quê hương mong đợi đã bao đời

Biên thùy nghe dậy niềm ai oán,

Gươm hận mài chưa? Khát máu rồi..."(Biết gửi đưa ai, Vệ Quốc 1-1946) [10]

Xin trích bài Chia tay - có thể là sáng tác tập thể. Vào những ngày đầu của Nam bộ kháng chiến, các chiến sĩ của Vệ Quốc Quân đã đột phát gia nhập hàng ngũ. Khả năng quân sự, trình độ văn hóa, tư tưởng v.v. rất phức tạp. Nhằm mục đích tuyển chọn các cấp sĩ quan, lãnh đạo các đơn vị chiến khu 9 đã tổ chức đại hội sát hạch để xác định khả năng các chiến sĩ ưu tú và cấp lãnh đạo sẽ định cấp bực quân hàm. Bài thơ được ghi lại sau đây được sáng tác vào đêm liên hoan bế mạc đại hội sát hạch lần đầu và được in trên báo Tiếng Súng Kháng Địch số 1, thu 1947. Bài thơ ghi lại qua trí nhớ của một cựu kháng-chiến, có thể có vài từ ngữ ghi sai và có thể thiếu một câu:

"Chia nẽo sa trường, / Bạn về, thôi thế.

Tặng bạn lưỡi gươm, / Đừng quên nhau nhé.

Cười hát điên cuồng, / Mắt không mờ lệ, / Lòng sao rất thương.

Bạn đi lồng lộng trùng dương, / Ta về gối súng ôm gươm đợi thù.

Nhớ mãi một mùa thu, / Tung bay cờ đại hội.

Ta cùng bạn thi đua. / Mến thương mà sôi nổi.

Có ngại gì hơn thua. / Chỉ biết nêu chói lọi,

Danh dự của toàn khu. / Vẳng nghe lời bạn như ru:

Ta thi là để rửa thù giang sơn.

Nghĩ tới giặc căm hờn nét mặt. / Gươm bạn trao vằng vặc trăng soi,

Rực lên ý thép sáng ngời. / Gươm trao là để cho người lập công.

Hãy lập chiến công, / Hãy giành thắng lợi.

Tiếng thét xung phong, / Rung cờ đại hội.

Còn cháy bên lòng, / Còn vọng núi sông. [có thể thiếu 1 câu]

Giờ đây sùng sục máu hồng cuộn trôi.

Trăng có sáng phương trời rạng đông.

Gió có reo lồng lộng đêm nay. / Cho ta nhắn bạn câu nầy:

Nhớ nhau xin chặt đầu Tây cho nhiều.

Rồi đây ta vỗ gươm reo. / Lũ ta nghèo súng không nghèo chiến công.

Rồi mai mốt cờ tung chiến thắng, / Ta gặp nhau đầm ấm làm sao !

Gươm thề chẳng hẹn lời trao. / Tình xưa đại hội ai nào quên ai ...

Đêm đã gần phai. / Trăng kia đã ngả bóng dài ngang sân". (Vô danh) [11]

Về Truyện và ký có Đôi mắt, Ở rừng, Đợi chờ, Truyện biên giới của Nam Cao, Du kích huyện của Tô Hoài, Làng của Kim Lân, Đường Vui, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân, Đất nước yêu dấu, Đêm giải phóng của Nguyên Hồng, Thư nhà của Hồ Phương, Xung kích của Nguyễn Đình Thi - được xem như là truyện dài đầu tiên thực địa về cuộc kháng chiến - những giao tranh ở chiến dịch Vĩnh Yên. Trong Đôi Mắt (1948), Nam Cao nói đến thay đổi nhãn quan, bỏ con mắt thờ ơ việc nước mà mang lấy đôi mắt của nhân dân; nhân vật chính, nhà văn Hoàng, từ một người "trí thức nửa mùa", "chỉ tài chửi đổng", "chẳng yêu một cái gì", giỏi buôn bán chợ đen, thích đọc Tam quốc, nuôi chó dữ, đã tự thắng bỏ cũ theo nếp sống mới, kháng chiến! Nhà văn yểu mệnh này ghi trong nhật ký Ở Rừng (1948): "cách mạng đã đổi hẳn óc mình, kháng chiến chẳng những làm già dặn thêm khối óc đã đổi mới kia, còn thay đổi ngay chính bản thân mình...".

Bên cạnh thơ văn trữ tình lãng mạn là thơ văn chính luận, loại dùng để kết tội, xử lý, ... tuyên truyền cổ võ cho một mục-đích, ý hướng, có khi không hẳn phải là văn-học yêu nước, những 'thơ văn' minh họa những anh bộ đội, v.v. Thơ văn đấu tranh cộng-sản tức thứ văn thơ mà đảng cộng-sản đề cao và gọi là cách-mạng yêu nước. Tính chiến đấu trở nên thường trực, phải là phẩm chất hàng đầu của nền văn nghệ, cũng là tính Đảng. Một thứ thơ văn đấu tranh với đề-tài, mục-đích dù sao vẫn là những thứ ngắn hạn, mang tính thời sự, Đề-tài cưỡng ép do đó đưa đến những bài bản không giá trị văn-chương và không sống mãi với thời-gian. Nhà văn viết tuyệt đối theo tư tưởng Đảng nhưng với ngôn-ngữ của nhà văn. Nhân vật, chủ đề thì theo hình tượng điển hình (hình tượng Tổ quốc, bộ đội anh hùng, nhân dân anh hùng, v.v.). Những nhà văn chân chính, đích thực hay muốn là lương tri của thời đại, có lúc cũng phải dằn vặt. Có người như Hoài Thanh đã phải phủ nhận công trình Thi Nhân Việt Nam của mình. Nhân Văn Giai phẩm là một thí dụ điển hình nhưng xảy ra sớm do đó các văn nghệ sĩ sớm cất tiếng ý thức đã phải khốn khổ phần đời còn lại. Ngay quan chức như Nguyễn Đình Thi đã phải viết hai vở kịch Con nai đen và Nguyễn Trãi Ở Đông Quan mà nhiều năm sau mới dám công khai nhắc đến như những vở kịch vạch trần sự nói dối.

Những Hội Văn Hóa Cứu quốc (9-1945), Văn Nghệ Việt Nam (1948) được thành lập, những tạp chí Tiền Phong, Văn Nghệ, Lúa Mới, Cứu Quốc Việt Nam, v.v. được ra mắt, để hổ trỡ cuộc kháng chiến. Báo-chí được chiếu cố, phát hành từ trung ương Hà-nội đến tận cùng các bưng biền cả ba miền. Trong khắp các liên-khu, vì vai trò của văn nghệ sĩ được đề cao nên họ bị theo dõi và chỉ đạo. Văn-học trở nên tập trung và được gọi là "văn-học cách mạng", chủ đạo và chi phối hết mọi ngành sinh hoạt; những tư tưởng bị gán nhãn "tư sản, phản động" bị loại trừ và kiểm điểm. Bản Đề-cương về văn-hóa Việt Nam (1943) được đem ra học tập và áp dụng và những Đại hội văn-hóa toàn quốc (lần 1, 12-1946) liên tục kiểm thảo, định hướng! "Nền" văn-học cách mạng ở các liên khu kháng chiến này trở nên cao độ sau 1948. Trong Nam, các chiến khu có những tờ Vệ Quốc (1946), Lá Lúa, Tiếng Súng Kháng Địch, Tổ Quốc, Tiền Đạo, Cứu Quốc, Nhân Dân Miền Nam (với phụ trương Tiểu Thuyết Nhân Dân), Văn Nghệ Miền Nam, ... phát hành đều đặn, nội-dung gồm những bài thơ văn, truyện ngắn, tùy bút và nghị luận, thông tin, tuyên truyền. Nhiều "nhà văn" như Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành,... xuất thân và xuất hiện đều đặn trên các báo tuyên truyền này. Để cổ động và tuyên truyền mạnh hơn, giải văn-nghệ Cửu Long đã được lập ra (Sơn Nam từng được giải này về truyện ngắn Tây Đầu Đỏ). Tiếp là cuộc chiến "chống Mỹ", giải Nguyễn Đình Chiểu được lập ra từ 1965 để thưởng công những cây viết đã đạt được những tiêu chuẩn đề ra của "chủ-nghĩa anh hùng cách-mạng Việt-Nam của văn-học chống Mỹ", một "nền" văn-học có "đặc điểm thống nhất" là "sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng", như Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, tập thư của một miền Nam chống Mỹ!

Kịch thơ và kịch nói là những thể loại được sử-dụng nhiều trong giai đoạn kháng chiến. Từ 1945, ở Sài-Gòn đã có kịch thơ của nhóm Hoàng Mai Lưu (Hội nghị Diên Hồng, Đêm Lam Sơn, Mê Linh, ..), Tây Thi Gái Nước Việt của Hoàng Mai (Mai Văn Bộ), Giặc Cờ Đen của Ninh Huy, v.v.

Văn-học kháng-chiến dưới sự chỉ đạo và điều động của cộng-sản miền Bắc nay dần trôi vào quên lãng sau những đợt ghi lại lịch-sử và đề cao, nay mảng con rơi 1945-1950 của miền Nam thì lại được nói đến nhiều hơn. Tuy nhiên văn thơ do chỉ thị và chiến dịch giai đoạn thì giá trị văn-chương không có mà sự hiện diện của chúng cũng không bền lâu. Một cây viết của kháng-chiến thời này là Đoàn Giỏi sau này đã kiểm điểm như sau: "Truyện Cá Bông Má (1952) của tôi đã được viết đúng như chủ trương, mặc dù hồi đó viết như vậy tôi thấy cũng đã là "dám" vượt ra khỏi khuôn khổ quá xa rồi. Yêu cầu chỉ có cốt truyện, không cần tả cảnh, cảm xúc. Truyện như vậy, bây giờ tôi không muốn nhìn lại nó nữa, hoặc có đọc lại thì tôi không khỏi thấy buồn cười". Đoàn Giỏi phê bình cả những truyện thơ và kịch được giải thưởng Cửu Long thời kháng-chiến, "những tác-phẩm này bây giờ đọc lại thấy bình thường thậm chí có khi còn rơi vào tự nhiên chủ nghĩa (...) Chỉ có những chuyện của Sơn Nam bây giờ đọc lại vẫn còn thấy xúc động" [12]. Bạn ông, Bảo Định Giang, 'tác-giả' nhiều tập 'ca-dao kháng-chiến', nổi tiếng với hai câu 'ca dao':"Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt-Nam đẹp nhất có tên bác Hồ".

Nhìn chung, văn-học thời kháng chiến 1945-1954, với mục đích khẩn cấp, cấp thời, đã là những công trình bình thường về phương diện văn-chương hay thẩm mỹ học. Đãi lọc thì cũng có được một số tác-phẩm văn-chương như Chiến Sĩ Hành, Cây Ná Trắc của Vũ Anh Khanh, Sương Gió Biên Thùy của Lý Văn Sâm, Vó Ngựa Cầu Thu, Người Yêu Nước của Thẩm Thệ Hà, Tàn Binh của Sơn Khanh, v.v. Các lý thuyết văn-nghệ cũng có như đã trình bày, nhưng chưa qua thử thách và không có dịp thảo luận bình thường và công khai. Nhiều nghiên cứu và lý luận như tập Văn Học Kháng Chiến Chống Pháp 1945-1954 của Phong Lê, Vũ Tuấn Anh và Vũ Đức Phúc (1986) phê phán gay gắt và gần như phủ nhận thơ văn kháng chiến một cách "bộc phát" ở các thành phố và khu kháng chiến miền Nam không theo lập trường và chỉ đạo của đảng - họ phân biệt hai loại văn-nghệ sĩ "cách-mạng" và "tiến bộ". Ngay cả người từng được guồng máy đảng đề cao như Lý Văn Sâm cũng bị "đánh giá lại". Trên tờ Văn Nghệ Đồng Nai số 7 (1981) của Hội văn-nghệ tỉnh Đồng Nai (mà Lý Văn Sâm là chủ tịch): "Tiếc rằng tác-giả để ngòi bút của mình bị những chi tiết ly kỳ gây cấn, những cảnh ngộ éo le ngang trái dẫn đi khá xa, đến nỗi những tình cảm yêu nước bị chìm ngập trong không khí đường rừng phiêu lưu mang nặng màu sắc lãng mạn. Vì thế những nhân-vật của anh dù có nhiều đúc tính dũng cảm, phóng khoáng, cao thượng, trọng danh dự, cuối cùng cũng đều chịu một kết cuộc bi thảm, có khi kết cuộc bi thảm đó lại do chính những đức tính kia gây nên. Do tánh chất lưỡng phân đó, nên nhân-vật của anh chưa phải là nhân-vật tích cực theo đúng ý nghĩa của nó, cũng chưa phải là điển hình cho con người mầm mống của tương lai"[13].

Trong thời kháng chiến 1945-1954, miền Bắc đề ra những chính sách 'dân-tộc mới, cách mạng, khoa học và tiến bộ' để chống lại những cái mà họ gọi là 'chủ nghĩa vong bản' (có khi còn gọi là 'chủ nghĩa thế giới') cũng như chủ nghĩa dân-tộc của người quốc-gia và tự do là 'chủ nghĩa dân-tộc hẹp hòi' [14]. Trí thức vong bản, văn-nghệ sĩ vong bản, kinh tế vong bản, cả nông dân cũng vong bản (thích nghe tân nhạc, v.v.), ... tất, nếu không xuất thân từ chính sách, đề-cương và lò tôi luyện của họ, đều là vong bản, đều không phải là tác-phẩm 'tốt', khán giả 'tốt'! Nhà văn ở những vùng họ gọi là 'vùng địch kiểm soát' nếu viết lên tình yêu đất nước vẫn bị những kẻ giáo điều miền Bắc phê phán là 'khách quan tư sản' và 'thiếu lập trường' nên không có nội-dung, chỉ trọng hình thức chủ nghĩa - thật ra vì nội dung và lập trường không theo ý họ và văn-nghệ cách mạng vô sản không quý hình thức văn-chương! Họ muốn đồng thời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp, mà ở miền Nam lục-tỉnh cũng như miền Nam tự do, vấn-đề giai cấp không trầm trọng như ở miền ngoài! Nhưng một thiểu số người (sĩ có, nông có) trong Nam có cái Tôi quá cao nên đã bị chế độ miền Bắc sử dụng trong kháng chiến chống Pháp cũng như các MTGPMN, nằm vùng, nhị trùng, phản thùng, v.v.

Tinh thần ái-quốc ở miền Nam đã được biểu lộ dưới nhiều hình-thức: ái quốc cảm tính, lỗi thời, hiệp sĩ, nên bị lợi dụng; ái-quốc khoáng đạt, do đó dễ rơi vào sai lầm, bị lợi dụng. Văn-chương yêu nước và kháng-chiến 9 năm dù vậy đã góp phần đánh động lòng yêu nước, chống thực dân và đã là một phần tích cực của công cuộc kháng-chiến đó. Từ miền Nam văn-chương kháng-chiến đã trỗi lên, trong năm năm, 1945-1950, đã thành công khơi dậy và đi những bước đầu cho đại cuộc. Công việc văn-chương và cổ động đó đã được người đọc đón nhận một cách tích cực và hiển nhiên: văn-chương cảm hóa được lòng người, một thứ văn-chương dấn thân, không những ý tình tác-phẩm chuyên chở mà nhiều tác-giả đã thật sự dấn thân. Không những nhà văn thơ nhập cuộc mà cả nhà giáo, nhà báo và trí thức đủ ngành sinh hoạt (luật sư, thương gia, ...).Tất cả đã đồng loạt, mỗi người một con đường, phương pháp, tố cáo chế độ thực dân và cùng kết luận chỉ có một con đường cứu nước là đánh đuổi thực dân Pháp. Giai đoạn 1950-1954, đảng cộng-sản Việt-Nam dần nắm quyền điều khiển cuộc kháng-chiến, văn-chương trở vô các liên khu, từ Việt Bắc đến Đồng Tháp Mười, hình thành một thứ văn-học cách-mạng có tính đảng và giai cấp. Nhà văn Xuân Tước trong Hồi Ký 60 Năm Cầm Bút, đã kể lại kinh nghiệm mắt thấy tai nghe về kháng-chiến thời 1945, về những công tác văn-nghệ kháng-chiến ở nhiều Khu và các thành phố, như phe cộng-sản lấn chiếm những trại huấn luyện và đoàn Thanh Niên Cứu Quốc của kháng-chiến, như các lãnh đạo kháng-chiến ở Bắc (Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, ...) vào điều khiển cuộc kháng-chiến trong Nam.



Văn-nghệ vùng tự do

Các đảng phái quốc gia, dưới danh nghĩa chung Việt Minh lúc đầu kháng chiến, đã có những chiến khu, sau Việt Minh bị cộng sản hóa, các lực lượng quốc gia người bị tàn sát, người phải thiên sang đất Trung quốc, người về thành. Những năm 1946-1949, văn-nghệ sĩ theo kháng chiến về những chiến khu Việt Bắc, v.v. Hà-nội bị 'bỏ trống' do đó không thật sự có sinh hoạt trí thức và văn-nghệ. Từ khoảng năm 1950, tức từ khi có những vụ 'dinh tề' thì văn-nghệ ở thành bùng lên, ở Hà-nội một số nhóm văn-nghệ như nhóm Thế-Kỷ (tên tờ tạp-chí của nhóm gồm Bùi Xuân Uyên, Triều Đẩu, Tạ Tỵ, ..) chống kháng-chiến dưới sự chỉ đạo của đảng cộng-sản, nhưng cũng không hợp tác với Pháp, họ đi tìm một chủ nghĩa dân-tộc khác, một cách xây dựng 'tiêu cực', qua văn thơ và báo-chí. Trong số những nhà văn viết cho các báo và tạp-chí xuất-bản ở Hà-nội có thể ghi nhận Mặc Thu (Bão Biển, 1951), Trúc Sĩ (Kẽm Trống), Triều Đẩu (Trên Vĩa Hè Hà Nội), Nguyễn Thạch Kiên (Hương Lan, 1951), Ngọc Giao (Quán Gió, Mưa Thu, Đất, ...), ... chống kháng chiến cộng-sản, Hoàng Công Khanh (Trại Tân Bồi), Sao Mai (Ánh Mắt Mùa Thu 1952, Nhìn Xuống 1953) day dứt thân phận làm người Việt-Nam thời nhiễu loạn. Bên cạnh có văn-chương đô thị, lãng mạn với những Thanh Nam , Nguyễn Minh Lang, Vũ Đình Trung (Đồi Thông Hai Mộ), ... Có nhà văn thuộc quân đội quốc-gia như Kỳ Văn Nguyên (Những Kẻ Sống Sót, 1950), Nguyễn Ái Lữ (Sóng Gió, 1952), Huy Quang (Ngày Anh Trở Lại, 1951, Đôi Ngã, 1953), ... Phần lớn các tác-giả này, cũng như kịch giả Hoàng Như Mai với Tiếng Trống Hà Hồi (diễn ở vùng tề Hà-nội 1952, Vũ Khắc Khoan đạo diễn) đã dóng lên những tiếng nói yêu nước khác, không thuộc dòng kịch kháng-chiến chủ trì ở trong các Liên khu, phần còn lại diễn tả quan niệm sống trong thời chinh chiến!

Thời này, một số nhà thơ miền Trung xuất-hiện và dần vững bước thời văn-học miền Nam sau 1954, như Đỗ Tấn, Diên Nghị, Thanh Thanh, Thế Viên, Tạ Ký, v.v. Thơ yêu nước và kháng-chiến có mặt nhưng yếu hơn trong Nam dù về mặt văn-chương có nhiều nỗ lực sáng tạo. Một Hồ Hán Sơn (ký Trần Hồng Nam):

"Nhớ thuở / Anh cày thuê

Em chăn trâu / Bóng mát dưới cầu / Quen nhau ...

(...) Bao giờ / Giặc chết trên ngàn / Giặc tan ngoài bể

Nhớ lời em nhé / Và cánh đồng quê

Dù không may / Anh cứ về

Ai chê người đuổi giặc / Ai ghét kẻ thương binh

Còn làng, còn nước, còn anh

Còn đồng ruộng cũ, còn tình lứa đôi

Em vui / Nước nhà độc lập / đường quê tấp nập / Trai tráng về làng

Hai mùa lúa chin ngô vàng hơn xưa (Tình Nghèo, 1952)

Không xa một Kiên Giang Hà Huy Hà của Tình Quê Tình Nước - được ghi là sáng tác khi thì năm 1954 khi 1955, vì ý những câu chót đã/sẽ khác :

"... Quê hương là máu, là xương thịt, / Nước mắt mồ hôi của giống nòi,

Tranh đấu từ bao nhiêu thế kỷ, / Bảo tồn gấm vóc đến muôn đời .

Còn sống ngày nào trên đất nước, / Nếu ai xâm chiếm đến quê hương,

Tình quê sẽ xoá ra tình nước: / Tình nước đúc thành súng với gươm.

Lòng dân võ trang bằng tình cảm, / Tay dân võ trang bằng súng đạn.

Dân đứng lên siết chặt quân hàng: / Giặc vào đây giặc sẽ rã tan..."

Về Đầu Trang Go down
 
VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÀI GHI NHẬN VỀ VĂN HỌC YÊU NƯỚC PHẦN 2
» Mặt trăng có nước: Những chứng cứ không thể phủ nhận
» Cái có lý ở nước cộng hòa phi lý
» Ba lưu ý khi uống nước trái cây
» Mặt trăng có ba loại nước

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,.::HAPPY A1::.°º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸ :: Chuyên mục dành riêng cho A1 :: °º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸ A1 THƯ QUÁN °º¤ø,¸¸,ø¤º°`°º¤ø,¸ :: VĂN - THI ĐÀN-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất